Festival Huế lần thứ X-2018 : "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản"

28/04/2018 09:59:54 GMT+7

Sự kiện văn hoá này sẽ diễn ra từ ngày 27-4 đến 2-5 tại tỉnh Thừa thiên Huế với chủ đề: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản”.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, Festival Huế lần này sẽ có sự góp mặt của hơn 20 Đoàn Nghệ thuật quốc tế đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Israel, Mông Cổ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ, Anh, Đan Mạch, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovakia, Brazil, Colombia, Mexico, Peru, Chilê, Australia, Ma rốc…

Chợ quê Cầu ngói Thanh Toàn

Yến tiệc Hoàng cung...

Nhiều chương trình nghệ thuật, lễ hội có chất lượng tốt, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng sẽ diễn ra trong 6 ngày đêm. Tiêu biểu và đặc sắc như Chương trình Nghệ thuật Khai mạc (lúc 20h00 ngày 27-4); Chương trình biểu diễn hàng đêm của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế; Chương trình “Văn hiến Kinh kỳ” (lúc 19h30 các ngày 28-4 và 30-4); Liên hoan “Hát Chầu văn toàn quốc” từ ngày 26-4 đến 28-4.


 và Lễ Tế Đàn Nam Giao là những hoạt động văn hóa - nghệ thuật hấp dẫn trong kỳ Festival Huế lầ này

Đặc biệt, Chương trình Lễ hội Áo dài lấy ý tưởng từ nghệ thuật Huế và tà áo dài với chất liệu lụa Việt Nam (diễn ra lúc 20h00 ngày 29-4); Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn (lúc 20h00 ngày 28-4); Chương trình Nghệ thuật “Tỏa sáng niềm tin”  (lúc 20h00 ngày 01-5); Chương trình Nghệ thuật đường phố “Sắc màu văn hoá” (từ 16h00 vào các ngày từ 28-4 đến 2-5) và ; Chương trình “Những tình khúc Huế” (lúc 19h30 ngày 29-4); Chương trình Nghệ thuật Bế mạc (lúc 20h00 ngày 2-5-  2018.


Bên cạnh đó, còn có các chương trình hưởng ứng Festival như: Liên hoan Ẩm thực Quốc tế; Hội chợ “Thương mại Quốc tế ”; Lễ hội “Hương Xưa làng Cổ” (tại làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền); Lễ hội “Chợ quê ngày hội” (tại Cầu Ngói Thanh Toàn, huyện Phú Vang); Lễ hội “Sóng nước Tam Giang”; Festival Thơ Huế; Liên hoan “Sắc màu tuổi thơ”; Lễ hội Bia; Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Hương; Lễ hội Diều Huế; hoạt động Thư pháp; Biều diễn nghệ thuật của các nhóm nhạc và các câu lạc bộ tại nhiều tuyến phố đi bộ ở TP. Huế.
       

Hàng loạt điểm trưng bày, triển lãm với nhiều chủ đề khác nhau cũng được tổ chức nhân dịp này, bao gồm: Triển lãm “Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế qua nghệ thuật Trúc chỉ”; “Thái y viện triều Nguyễn qua châu bản”; “Ẩm thực Cung đình Huế qua cổ vật”; “Hương sắc gốm Bát Tràng”;  “Mỹ thuật Huế - Sài Gòn - Hà Nội; Thi ảnh nghệ thuật “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”…     

Festival Huế năm 2018 gắn với các sự kiện chính trị, lịch sử - văn hóa của Thừa Thiên Huế và Quốc gia: Kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968-2018); Kỷ niệm 230 năm sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (1788-2018); 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993 - 2018); 15 năm Âm nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại (2003-2018).

Chương trình Khai mạc...

và Bế mạc cũng vừa được tổng duyệt hôm 25-4 để sẵn sàng phục vụ du khách (Nguồn internet)

Festival Huế lần thứ X - 2018 là sự kế thừa và khẳng định sự thành công của các kỳ Festival trước đây; nơi hội tụ, giao lưu nghệ thuật giữa các nền văn hóa của các quốc gia, nhằm tiếp tục đẩy mạnh quan hệ giao lưu quốc tế; giới thiệu quảng bá những giá trị đặc sắc văn hoá Việt Nam, văn hoá Huế, đẩy mạnh phát triển dịch vụ - du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

                                                             

Phương Đình (Tổng hợp)

 

Nguồn: "Báo Đắk Lắk Điện tử”

ĐẶT PHÒNG

KHÁCH SẠN BẠCH MÃ

NGÀY ĐẾN
NGÀY ĐI
LOẠI PHÒNG
SỐ LƯỢNG

Hỗ trợ

Lễ Tân

Dịch vụ

Thư viện ảnh