Về xã Vụ Bổn - huyện Krông Păc xem hội vật truyền thống đầu xuân

27/01/2016 15:26:56 GMT+7

Về xã Vụ Bổn, huyện Krông Păc vào rằm tháng giêng hàng năm, nghe tiếng trống hội vang lên rộn rã, người người nô nức đi xem đấu vật, mới thấy hết ý nghĩa và sức hấp dẫn của môn thể thao truyền thống này....

...  Đây là một vùng quê giàu bản sắc văn hóa với nhiều dân tộc anh em từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước quần tụ về đây. Trong đó, có một bộ phận dân cư Hà Bắc cũ (Bắc Giang, Bắc Ninh) về mảnh đất này xây dựng quê hương mới từ đầu những năm 1990 và mang theo Hội vật của quê hương mình.

Với bản chất yêu quý truyền thống quê hương và quyết tâm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Sau 11 năm người dân thôn 8, xã Vụ Bổn tổ chức Hội vật với quy mô Hội làng; từ năm 2007, UBND huyện Krông Păc đã nâng nên thànaông Păc trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kỳ hội nhập. Có lẽ chẳng có môn vật trên thế giới nào lại được tổ chức mang đậm nét văn hóa dân gian như môn vật dân tộc ở nước ta. Trống vật nổi lên thu hút từ mọi người già, trẻ, gái, trai đủ mọi tầng lớp nô lực đến bao quanh đấu trường; người ta bình luận say xưa, chê khen rành rọt từng thế, tưng miếng vật, từng keo vật, từng tác phong của mỗi đô vật. Ngoài tính cách vui chơi, giải trí, vật còn là môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên trong làng thêm cường tráng, thêm nghị lực, lòng dũng cảm để giữ làng, giữ nước.

Trước khi vào giải, hai lão đô cao tuổi có đức, có tài của sân sới đăng cai giải tiến hành keo “vật thờ” thay cho cách thức giới thiệu địa phương tổ chức hội. Keo vật thờ là keo vật tuy không phân định thắng thua mà thường kết thúc bằng một miếng sườn, sau đó cả hai đô cùng lộn một vòng rồi ngồi lại giữa sới, mắt hướng về người cầm trịch, nhưng nó lại mang một ý nghĩa tâm linh sâu xa, nhằm kính cáo cùng tiên tổ thành tích tập luyện của quê hương sân sới mình trong năm qua.

Song đáng chú ý hơn cả trong thi đấu vật dân tộc là động tác xe đài của các đô dự đấu, nhìn xe đài dân làng vật biết ngay là đô đó thuộc vùng nào. Mặc dù xe đài là một quy định bắt buộc trong đấu vật dân tộc, nhưng nó không chỉ đơn thuần là động tác khởi động và sự phô diễn nét đặc trưng riêng ở mỗi vùng miền của từng đô dự giải, mà nó còn mang một ý nghĩa về phương pháp giáo dục huấn luyện trồng người và đạo đức phong cách thi đấu.

Về thể thức thi đấu, giải Lèo dành cho các em thiếu nhi chỉ tiến hành một lần không có người giữ giải. Ai muốn lên vật thì phải ghi tên và bắt cặp. Ai thắng thì được thưởng. Phần thưởng chỉ có tính tượng trưng, khuyến khích khen ngợi. Cứ thế các cặp đấu này xen kẽ với giải chính làm cho hội vật luôn sôi động trong thời gian tổ chức. Cũng từ đây, truyền thống dân tộc được giữ gìn, lưu truyền từ đời này đến đời sau và sống mãi với thời gian.

Giải chính có ba giải: giải nhất, giải nhì và giải ba. Các đô vật đến từ các sân đô đắng ký tham gia đều phải thi đấu từ các giải lèo thường, sau khi dành phần thắng mới được vào thi đấu tranh các đầu lèo giải, sau đó tiến hành giữ và phá các đầu lèo. Khi thắng các đầu lèo, đô vật có quyền thi đấu giữ và phá các giải nhất, nhì và ba. Hai đối thủ nào bá cổ, nào tay nắm tay, hoặc thủ thế, giữ miếng, vờn nhau… Để xác định thắng, đô vật phải nhắc bổng đối phương hổng cả hai chân lên mặt đất “Túc Ly Địa” hoặc vật đối phương té ngã ngửa, lưng vai chạm mặt đất “ Lấm Lưng Trắng Bụng”. Vật trước hết cần sức. Nhưng có sức mà không có miếng nào “ hữu dụng vô mưu”. Có sức phải có miếng mới trở thành đô vật giỏi. Họ ôm lưng, bá vai, ngáng chân, có lúc họ nắm tay nhau giật mạnh rồi buông ra cho té ngã. Cuộc đấu mỗi lúc một gay go, sôi động và hào hứng. Họ lừa nhau từng miếng, từng bước chân, từng cách di chuyển, rồi gặp cơ hội thuận tiện họ ra đòn quyết định dành phần thắng tiếng reo hò ầm ĩ vui vẻ của mọi người… con đường đến với những giải thưởng này hết sức khó khăn, bởi vì các đô vật được cử đến thi thố đều là những người xuất sắc, ai cũng muốn mang vinh dự về cho sân đô của mình. Cứ thế hội vật diễn ra liên tục trong không khí sôi động, hào hứng từ phút đầu đến phút cuối. Khán giả reo hò la hét khuyến khích yểm trợ tinh thần “ gà nhà”, họ gián mắt vào từng miếng bốc, miếng sườn, miếng gồng của các đô, rồi reo lên khi đô nào hạ đối phương bằng một miếng đẹp mắt. Keo vật vào hồi quyết liệt, những khán giả ngồi sát gần sới vật, nằm xoài ra đất để xem cho rõ.

Từ tiếng trống khai hội, đến tiếng trống gọi đô, rồi nhịp trống xe đài và trống đánh phụ họa theo nhịp độ biểu diễn của trận đấu… nhất nhất được thực hiện theo hiệu lệnh trống của người cầm trịch, âu đó cũng là một nét văn hóa đặc trưng riêng thuần khiết mà ông cha ta đã truyền dạy. Hội vật truyền thống xã Vụ Bổn, huyện Krông Păc qua nhiều năm tổ chức đã để lại ấn tượng tốt đẹp, có sức hấp dẫn đặc biệt và vẫn được giữ gìn đến ngày hôm nay, dù cuộc sống đã nhiều thay đổi, nhưng những lớp thanh niên trẻ và các em thiếu nhi trong xã vẫn say mê với tiếng trống thúc, những miếng vật; là một hoạt động vui khỏe, tinh thần thượng võ, lòng dũng cảm, tự tin, mưu trí. 

Mùa xuân nữa lại về, đến hẹn lại lên người dân Vụ Bổn dẫu đi xa về gần vẫn luôn nhớ về sới vật truyền thống của vùng đất cao nguyên hùng vĩ và huyền thoại./.

 Hoàng Trung Kiên - Phòng Nghiệp vụ TDTT, Sở VHTTDL Đắk Lắk   

 

 

 

 

Nguồn: daktip.com.vn

ĐẶT PHÒNG

KHÁCH SẠN BẠCH MÃ

NGÀY ĐẾN
NGÀY ĐI
LOẠI PHÒNG
SỐ LƯỢNG

Hỗ trợ

Lễ Tân

Dịch vụ

Thư viện ảnh