Đắk Lắk: Bảo tồn nghề đục tượng gỗ Tây Nguyên

12/05/2017 16:11:58 GMT+7

Từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã “biến”những khúc gỗ “vô tri, vô giác” thành những tác phẩm nghệ thuật, đậm chất đại ngàn Tây Nguyên.Từ lâu tượng nhà mồ được xem là một nét văn hóa cổ truyền của người Tây Nguyên. Nói đã thể hiện sự khéo léo, tinh tế qua những nét điêu khắc bằng các dụng cụ thô sơ sẵn có như: Dao, đục, rùa để tạo nên các tác phẩm điêu khắc phục vụ cho đời sống tinh thần, sinh hoạt của bà con đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

 

Theo quan niệm, tượng nhà mồ chỉ mang tính tượng hình, khắc họa chủ yếu các nét chính, cơ bản của tác bằng các mảng, khối, chứ không quá đi sâu vào chi tiết.

Từ những hình ảnh sinh hoạt đời thường như: người mẹ bế con, người lấy nước, người mang gùi, người ngồi khóc, người đánh trống đánh chiêng, người phụ nữ khoả thân, đôi trai gái đang làm cái việc duy trì nòi…đã được các nghệ nhân đưa vào điêu khắc một cách tinh tế và thật tự nhiên…. Các bức tượng còn trở nên ấn tượng hơn khi được tô điểm màu sắc được chế ra từ rễ, lá, vỏ cây rừng...

  Đục tượng gỗ không chỉ người lớn tuổi và những mà thanh niên cũng học để tạc nên những tác phẩm điêu khắc.

Đục tượng gỗ không chỉ người lớn tuổi và những mà thanh niên cũng học để tạc nên những tác phẩm điêu khắc.

Thường tượng gỗ được đục nhiều nhất trong Lễ Pơ-Thi (một trong những lễ lớn của người đồng bào Jrai, Banar, Ê đê..) nhằm thay người thân canh giữ những phần mộ của người đã khuất. Theo quan niệm của bà con đồng bào khu vực Tây Nguyên, ai thích học nghề gì thì tìm thầy giỏi để học.

Một số nghề như rèn công cụ sản xuất, chỉnh ching (chỉnh chiêng), dệt vải hay tạc tượng mồ… đều là phúc của “Yang cho” nhằm phục vụ lại cho đời sống sinh hoạt của bà con trong buôn. Vì vậy mà trước đây ở khắp Tây Nguyên đều không hề có khái niệm “truyền nghề”.

Với sự phát triển của đất nước, những tập quán và lễ hội của người đồng bào cũng thất truyền, nghệ thuật điêu khắc gỗ ngày càng lùi sâu vào dĩ vãng. Chỉ có những nhà nào có người lớn tuổi thì mới duy trì theo tín ngưỡng đục tượng gỗ trong Lễ Pơ - Thi và trưng bày trong nhà mình và nhà Rông.

Nhằm bảo tồn nghề tạc tượng, Lễ hội Cà phê lần thứ VI và Liên hoan văn hóa cồng chiêng 2017, Ban tổ chức đã phục dựng lại nghề tượng tạc tượng gỗ này. Tham gia có hơn 70 nghệ nhân tiêu biểu đến từ trên địa bàn Tây Nguyên.  

Đây là sự kiện quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian. Đồng thời duy trì nghệ thuật điêu khặc tượng gỗ dân gian của người đồng bào Tây Nguyên khỏi bị mai một, đi vào lãng quên. Đây còn là dịp để tuyên truyền, quảng bá sâu rộng đến các tầng lớp người dân về những bản sắc văn hóa và đời sống sinh hoạt của bà con đồng bào Tây Nguyên thông qua các tượng gỗ.

Thổi hồn vào tượng gỗ, nối tiếp các thế hệ.

Thổi hồn vào tượng gỗ, nối tiếp các thế hệ.

Trao đổi với chúng tôi, Nghệ nhân Y Thái Êban (Dân tộc Ê đê, Sinh 1970, xã Ea Tu, TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk): “Đến với hội thi này, tôi đã chọn điêu khắc tác phẩm “Thầy cúng”.

Ngoài trưởng làng thì thấy cúng cũng là người được dân làng tin cậy, giúp bảo vệ làng khỏi ma quỷ và cầu xin đến Yàng cho mùa màng bội thi. Không chỉ trong hội thi mà ở nhà tôi cũng thường đục tượng gỗ để tặng cho làng trưng bày trong nhà Rông và là vật trang trí. Mỗi lúc làng có tang ma thì tôi cũng mang tượng mình khắc đến cho gia chủ dựng nhà mồ…”.

Như những mãnh thú trong rừng, anh em nhà Đinh Doach và Đinh Dith (Dân tộc Banar, Đắk Lắk) thường đi đục tượng gỗ giúp dân làng mỗi lúc có có tang hay lễ hội của làng.

Tâm sự với chúng tôi, Đinh Doach nói: “Gia đình đã 3 đời đục tượng gỗ giúp buôn làng rồi, mỗi khi đi làm nương về là tôi và em lại đục tượng để trang trí cho nhà, nếu tượng nhiều thì đưa ra nhà Rông văn hóa để tặng cho bà con tới xem…Đây cũng là niềm đam mê cũng anh em nhà tôi…”

Việc khôi phục lại nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ dân gian của người đồng bào Tây Nguyên đã giúp cho các nghệ nhân có thêm công ăn việc làm, phục dựng lại các bản sắc văn hóa và các lễ hội truyền thống đang bị lãng quen dân theo thời gian.

Góp phần bảo tồn và phát huy gìn giữ bản sắc dân văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện thành công Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”.

Ngọc Anh - Chí Anh

 

Source : Phapluatplus

Nguồn: http://daktip.vn/

ĐẶT PHÒNG

KHÁCH SẠN BẠCH MÃ

NGÀY ĐẾN
NGÀY ĐI
LOẠI PHÒNG
SỐ LƯỢNG

Hỗ trợ

Lễ Tân

Dịch vụ

Thư viện ảnh